Áo đấu số 11: Dấu hiệu của những kèo trái siêu việt
Vào mùa hè 2019, tại trận tranh Shield Community Shield trên sân Wembley, Man City đã đánh bại Liverpool trên loạt luân lưu 11m sau khi hòa 1-1 trong thời gian đá chính. Tuy nhiên, điểm nhấn của trận đấu này là màn cân não về mặt chiến thuật bên hành lang cánh trái Man City.
Oleksandr Zinchenko đá hậu vệ trái trong trận này với nhiệm vụ phòng ngự trước những đợt tấn công Mohamed Salah, cầu thủ chạy cánh phải của Liverpool. Không có gì bất thường về điều đó, chúng ta có thể nói như thế. Nhưng hãy khoan nói như thế bởi có một điều cực kỳ thú vị đó.
Điều thú vị đến từ việc cả hai cầu thủ này đều mặc áo số 11, khiến nó trở thành một trận đấu cực kỳ hiếm hoi giữa cùng một con số tại 2 trận tuyến. Một mặt, đây là chuyện vặt không liên quan đến tính chuyên môn, một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai cầu thủ tình cờ. Mặt khác, nó kể một câu chuyện nhỏ.
Cho đến gần đây, số 11 mới có một vị trí cố định. Vị trí ban đầu của nó thuộc về cầu thủ cuối cùng trong hàng công 5 người của sơ đồ kim tự tháp ngược 2-3-5. Và nó luôn thuộc về cầu thủ chạy cánh trái.
Theo truyền thống, các cầu thủ chạy cánh thường được tung vào sân ở vị trí họ mạnh nhất, và do đó, số 11 là của một “winger” thuận chân trái. Ryan Giggs đã phát triển vị trí của mình đến trình độ đỉnh cao. Cho dù, ở những giai đoạn cuối, anh chơi bó vào trong hơn nhưng phần lớn sự nghiệp anh là một số 11 tuyệt vời.
Và sau đó, dần dần, các tiền vệ cánh truyền thống hết được ưa chuộng. Sự gia tăng của các hậu vệ cánh có khả năng tấn công, những người có thể chơi chồng cánh và tạt bóng khiến các tiền vệ cánh bị tuyệt chủng, hoặc phải sang cánh bên kia để đá trái chân nhằm phục vụ mục đích chạy cắt vào trong và dứt điểm.
Đối với mẫu cầu thủ thường thoải mái khi mặc áo số 11 và chơi bên trái, họ cũng hoàn toàn thực hiện tốt yêu cầu đảo cách trên. Số 11 như Salah của Liverpool là một cầu thủ tấn công thuần tuý với những khả năng dứt điểm phi phàm. Do đó, anh thường được tái định vị vị trí và bố trí hoạt động bên cánh phải.
Trong khi đó, Zinchenko – một cầu thủ có khả năng đá chồng cánh và dâng lên tấn công, cung cấp những đường tạt bóng vào vòng cấm địa của đối phương – thì anh hoạt động như một hậu vệ cánh trái. Và do đó, trận chiến giữa 2 số 11 là Salah với Zinchenko cho thấy hai mặt của vấn đề suy giảm “winger” trái truyền thống.
Chúng ta rất hiếm khi chứng kiến một trận chiến giữa 2 số áo giống nhau ở 2 đội bóng trong cùng một trận đấu. Ngoại trừ số áo thể hiện vai trò của tiền vệ trung tâm. Nhưng việc hai số 11 đối chọi nhau trực tiếp kể trên bây giờ lại có một ý nghĩa nào đó.
Bạn đang đọc: Áo đấu số 11: Dấu hiệu của những kèo trái siêu việt
Kiểm tra danh sách các số 11 ở Premier League hiện tại, chúng ta sẽ thấy một mô hình thú vị là có sự phân chia thành nhóm nhỏ các cầu thủ thuận chân trái hoặc thích chơi ở bên cánh trái hoặc hoạt động ở các quy mô khác nhau.
Nhóm đầu tiên là các tiền vệ thuận chân nhưng chơi bên cánh phải như trường hợp của Salah, người đã đoạt 2 danh hiệu Chiếc Giày Vàng ở 2 mùa giải Premier League gần nhất (danh hiệu mới nhất phải chia sẻ với Sadio Mane và Aubameyang).
Ngoài ra còn có Erik Lamela, cầu thủ thuận chân trái nhưng rất thích sút kiểu rabona (sút chéo chân) bằng chân phải. Cũng phải kể đến chuyên gia dứt điểm ở những tình huống dàn xếp đá phạt Robert Snodgrass, người đang chơi như một tiền vệ trung tâm nhưng thực ra tiền vệ cánh trái mới là vị trí sở trường của anh.
Tại Real Madrid, ngôi sao người xứ Wales là Gareth Bale cũng phù hợp với mô hình này. Anh chuyển từ số 3 sang số 11 sau khi chuyển từ vị trí hậu vệ cánh trái sang tiền vệ cánh trái ở Tottenham, và vẫn giữ số 11 khi anh chuyển sang đá trái kèo bên cánh phải.
Nhóm thứ hai là những hậu vệ trái bất đắc dĩ. Bên cạnh Zinchenko, còn có Charlie Daniels (Aston Villa) và Adam Masina (Watford). Một hậu vệ cánh trái chọn mặc áo số 11 thì đấy chính là tuyên ngôn của anh ta. Đấy sẽ là một cầu thủ giỏi đá chồng cánh cho dù hơi lơ là khâu phòng thủ.
Alexsandar Kolarov – người tiền nhiệm của vị trí hậu vệ cánh trái của Zinchenko, là một ví dụ điển hình. Anh đã thực hiện một chuyển đổi giống như của Bale từ số 3 sang số 11 trong những ngày khoác áo Lazio, khi chơi ở vị trí hậu vệ cánh trái, và anh lại mặc áo số 11 một lần nữa khi quay lại Serie A trong màu áo Roma.
Một nhóm khác bao gồm Leandro Trossard, cầu thủ đã chơi rất hay tại Brighton và gương mặt trẻ cực kỳ tài năng của Burnley là Dwight McNeil. Đây là hai chuyên gia ném biên thuận chân trái và chỉ hoạt động ở hành lang cánh trái.
McNeil là ví dụ rõ ràng về một cầu thủ chạy cánh truyền thống cuội nguồn có trách nhiệm đưa bóng lên từ biên và đưa bóng vào khu cấm địa đối phương. Một vai trò cổ xưa của một số ít áo cổ xưa .
Thật thú vị khi thấy McNeil gần đây cũng đảo cánh và có những pha chạy cắt từ cánh phải vào trung lộ và dứt điểm. Ví dụ như bàn thắng đến từ pha nã đại bác vào lưới Bournemouth. Anh chính là số 11 truyền thống hiếm hoi ở Premier League và có thể sẽ chuyển tới một CLB lớn hơn trong thời gian tới. Nhóm thứ tư gồm những cầu thủ thường chơi bên cánh trái, nhưng họ chủ yếu là cầu thủ thuận chân phải. Wilfried Zaha là ví dụ rõ ràng nhất, mặc dù anh được Crystal Palace đã sử dụng thường xuyên ở bên phải trong những vòng đấu đầu tiên của mùa giải.
Marc Albrighton cũng có thể hoạt động dọc cánh phải, nhưng NHM sẽ luôn nhớ đến anh vì những pha cắt vào từ cánh trái, tạo ra các tình huống uy hiếp hoặc ghi bàn trong chiến dịch giành danh hiệu Premier League của Leicester. Tương tự là Onel Hernandez của Norwich.
Theo Walcott của Everton lại thuộc một thể loại khác bởi anh một cầu thủ thuận chân phải và hoạt động bên cánh phải. Và trong khi về mặt logic, hoàn toàn bất thường nếu một cầu thủ như thế mặc áo số 11. Mọi thứ trở nên rối rắm đến mức không thể không lên tiếng.
Nếu chúng ta không hiểu tại một cầu thủ thuận chân trái và đá cánh phải như Salah lại mặc áo số 11, và chúng ta không băn khoăn khi một cầu thủ thuận chân phải, chạy cánh trái như Zaha, thì chúng ta có thực sự có lỗi với một cầu thủ chạy cánh phải?
Theo bản năng, Walcott cảm thấy sai khi đeo áo số 11, nhưng có lẽ câu hỏi thực sự nhằm vào vị trí hơn là số áo của anh ta bởi điều đó tạo ra sự bất thường khi mà Walcott chưa bao giờ chuyển đảo cánh.
Với khả năng tốt nhất của mình, Walcott là một “winger” hiện đại rất hiếm hoi, người thích thoát biên và dứt điểm bằng chân phải, thay vì chạy cắt vào từ bên trái. Điều này có lẽ xuất phát từ việc phải phụ thuộc vào việc tăng tốc từ phía sau và đưa bóng qua hàng tiền vệ thay vì rê bóng để tạo cơ hội cho riêng mình.
Ở Chelsea, Pedro Pedro cũng giống Walcott về mặt kỹ thuật khi anh là winger thuận chân phải và thường thi đấu bên cánh phải. Nhưng vị trí của Pedro rất mơ hồ, rất ít thay đổi bất kể anh ấy được bố trí đá ở cánh nào. Số 11 hiện tại hay số 7 tại Barcelona đều phù hợp với tiền vệ này.
Tuy nhiên, có lẽ trường hợp thú vị nhất là Matt Ritchie của Newcastle bởi vì tiền vệ này, về cơ bản, là sự kết hợp của 2 mô hình hiện đại của Salah và Zinchenko. Tại mùa giải Premier League duy nhất của anh ở Bournemouth, Ritchie vốn rất thuận chân trái được sử dụng như một tiền vệ đá trái kèo ở bên cánh phải, nhưng tại Newcastle, anh lại trở thành một hậu vệ cánh trái trong hàng phòng ngự năm người.
Có thể Ritchie vốn thích đá như tiền vệ cánh trái kèo hơn nhưng vì hiệu năng ghi bàn không tốt nên bị đẩy xuống đá hậu vệ cánh trái. Chris Brunt của West Bromwich là một trường hợp tương tự: từ một winger cánh trái thường được sử dụng ở bên phải, hoặc ở vị trí hậu vệ trái, và bây giờ đá ở vị trí tiền vệ trung tâm.
Dù thế nào, chúng ta luôn thấy một mẫu số chung: áo đấu số 11 thuộc về một cầu thủ chạy cánh. Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ. Rõ ràng nhất là thủ môn Rui Patricio của Wolverhampton, người buộc phải mặc áo số 11 bởi số 1 vốn thuộc về Carl Ikeme, thủ môn tiền nhiệm bị buộc giải nghệ sớm vì bệnh bạch cầu.
Ít được chấp nhận hơn cả là việc áo đấu số 11 thuộc về các tiền vệ phòng ngự. Lucas Torreira của Arsenal và Marvelous Nakamba của Aston Villa đều chọn mặc số 11. Lý do của Torreira là con số này trùng với ngày sinh (11/2) còn của Nakamba có thể là do anh là bản hợp đồng số 11 của CLB ở mùa Hè 2019, và có giá 11 triệu bảng.
Một tiền vệ trung tâm mang số 11 về cơ bản là không thể chấp nhận được trong việc đánh dấu vị trí thi đấu bằng số áo mặc dù khi sử dụng hệ số áo đấu từ 1 đến 11, đôi khi không tránh khỏi việc sử dụng một tiền vệ mỏ neo, đặc biệt nếu sơ đồ đó biến thể từ sơ đồ 4-4-2.
Ví dụ, khi HLV Sven-Goran Eriksson của ĐT Anh không quyết định nên sử dụng sơ đồ 4-4-2 hay sơ đồ hàng tiền vệ hình kim cương trước VCK EURO 2004, với Wayne Rooney đeo số 9 và Michael Owen đeo số 10. Điều đó chắc chắn, nếu ông ta biến sang sơ đồ hàng tiền vệ kim cương thì 1 trong 4 tiền vệ sẽ là đá ở trung tâm với số 11 trên lưng.
Khi điều đó xảy ra, Eriksson đã sử dụng sơ đồ 4-4-2 với Paul Scholes – số 8 lâu đời của Tam Sư, đá ở bên cánh trái. Frank Lampard, người lên Tuyển sau, đã phải nhận áo số 11 và chơi ở trung tâm hàng tiền vệ. Điều này trông có vẻ sai trên lý thuyết, nhưng có thể hiểu được khi xem xét kỹ càng khâu hậu trường. Sau khi Scholes giải nghệ, Lampard mới lấy số 8 yêu thích và để lại số 11 cho một cầu thủ chạy cánh trái.
Trong khi đó, ở Premier League mùa này, chỉ có một mình Callum Robinson của Sheffield United United và hiện được cho West Brom mượn là đeo số 11 khi thi đấu trên hàng công. Đây là một tình huống gây tò mò bởi vì nó chỉ có vẻ phù hợp khi hàng công có những đặc điểm nhất định. Cụ thể là cầu thủ chạy cánh đó phải nhanh chóng biến thành trung phong khi tình hình yêu cầu.
Vì vậy, hoàn toàn không có vấn đề gì với Timo Werner siêu tốc độ của RB Leipzig, người đang mặc áo số 11 và thi đấu như một trung phong hoán đổi từ vị trí chạy cánh, cho dù anh thường bị dính bẫy việt vị.
Vào những năm 1990, Giuseppe Signori là số 11 kiểu đó tại Lazio, trong khi Michael Owen tại Real Madrid cũng là ví dụ tương tự. Cựu tiền đạo Gabriel Agbonlahor của Aston Villa cũng là một ví dụ hoàn hảo về trung phong đeo số 11, trong khi tại World Cup 2018, Anh đã trao số áo đó cho Jamie Vardy.
Tuy nhiên, việc một trung phong thuần tuý đeo số 11 lại không phù hợp hoàn toàn. Ví dụ như số 11 của AC Milan từng do những trung phong chuyên nghiệp như Hernan Crespo, Alberto Gilardino, Marco Borriello, Klaas-Jan Huntelaar, Zlatan Ibrahimovic và Giampaolo Pazzini đeo trong khoảng thời gian 10 năm.
Tất cả đều là những tiền đạo trung tâm thuần tuý, mặc dù Milan thường chơi mà không có tiền vệ cánh trong giai đoạn này, và vai trò số 10 luôn bị quá tải. Đó là một phần lý do giải thích tại sao các tiền đạo khác lại phải mặc áo đấu số 11.
Ở Anh, West Ham United đã có một số tiền đạo đeo áo số 11, với khả năng chấp nhận khác nhau: Enner Valencia (tốt), Simone Zaza (không rõ ràng) và John Carew (không phù hợp).
Didier Drogba mơ hồ được chấp nhận trung phong đeo số 11 của Chelsea, trong khi Miroslav Klose thành kỷ lục gia ghi bàn tại World Cup cho ĐT Đức khi đeo số áo này.
Có lẽ số 11 khác thường nhất là Sinisa Mihajlovic, cựu ngôi sao của Sampdoria và Lazio. Mihajlovic ghi tên mình tại Red Star Belgrade với tư cách là một tiền vệ đầy nghị lực ở trung tâm hoặc bên cánh trái, và là một hậu vệ trái bất đắc dĩ khi khoác áo AS Roma.
Anh ấy đã rất tức giận khi lại bị bắt đá ở vị trí đó một lần nữa tại Sampdoria bởi HLV Eriksson, và thậm chí còn tức giận hơn khi bị đẩy sang đá trung vệ. Nhưng Mihajlovic đã biến vị trí đó thành của riêng mình, trong khi khăng khăng luôn luôn mặc số 11. Anh đã mặc số áo đó tại Sampdoria, Lazio và Inter Milan; cũng như tại ĐT Nam Tư và Serbia & Montenegro.
Một trung vệ mặc áo số 11 là một sự lố bịch nhưng nó cho thấy sự tiến hóa về lịch sử vị trí thi đấu của Mihajlovic. Và, ở mức độ đơn giản hơn, nếu bạn thường xuyên lập hat-trick những cú đá phạt bằng chân trái, bạn rất có quyền mặc áo số 11.
XEM THÊM
Cuộc đời ly kỳ của áo đấu số 4 lừng danh
Áo đấu số 6, hình tượng vinh quang của Sư Tử Anh
Số 7 – Áo đấu của những lịch sử một thời tiến công
Source: https://hanoittfc.com.vn
Category: Cầu Thủ Hà Nội Ttfc