Máy in mã vạch, máy in tem nhãn

Sắp xếp theo : Mặc định Tên ( A – Z ) Tên ( Z – A ) Giá ( Thấp > Cao ) Giá ( Cao > Thấp ) Đánh giá ( Cao nhất ) Đánh giá ( Thấp nhất ) Mã mẫu sản phẩm ( A – Z ) Mã loại sản phẩm ( Z – A )

Công nghệ in

Khi chọn mua máy in tem nhãn mã vạch bạn sẽ phải cân nhắc giữa 2 lựa chọn về công nghệ in là in nhiệt trực tiếp và in chuyển nhiệt gián tiếp:

In nhiệt trực tiếp (direct thermal)

 

In chuyển nhiệt (thermal transfer)

– Sử dụng đầu in nhiệt in trực tiếp lên bề mặt cuộn tem nhãn   – Đầu in nhiệt in hình ảnh và ký tự lên bề mặt cuộn tem nhãn thông qua cuộn ruy băng mực
– Chỉ in được tem nhãn chất liệu giấy (decal giấy). Lựa chọn về độ phân giải về cơ bản chỉ có 203dpi   – In được nhiều chất liệu tem nhãn như decal giấy, nhựa PVC, xi bạc… và có nhiều lựa chọn về mật độ đầu in 203, 300 và 600dpi
– Tem nhãn in nhiệt trực tiếp có tính thẩm mỹ kém hơn (chỉ in được mực đen, độ tương phản giữa giấy và mực thấp)   – Tem nhãn chuyển in nhiệt có tính thẩm mỹ cao hơn (in được mực màu, độ tương phản giấy trắng mực đen nổi bật hơn)
– Tuổi thọ đầu in thường ngắn hơn do phải tiếp xúc trực tiếp với bệ mặt tem nhãn   – Thời gian khấu hao đầu in được dài hơn nhờ đầu in được tiếp xúc với bề mặt láng mịn của cuộn mực ribbon 
– Phù hợp để in tem nhãn có vòng đời ngắn: tem vận chuyển, tem vận đơn, tem sản phẩm hàng tiêu dùng…   – Phù hợp để in tem nhãn có kích thước và ký tự in nhỏ, tuổi thọ bền với đặc tính chống thấm nước, kháng dung môi: tem nhãn hàng đông lạnh, tem nhãn thiết bị máy móc, linh kiện điện tử…

máy in mã vạch công nghệ in nhiệt trực tiếp

 

máy in mã vạch công nghệ in chuyển nhiệt (thermal transfer)

Độ phân giải (mật độ đầu in)

Những lựa chọn độ phân giải (dots per inch) phổ biến của máy in mã vạch là 203dpi, 300dpi600dpi. Đầu in có mật độ càng cao thì sẽ in ra hình và chữ in sắc nét hơn (độ mịn). Tùy theo ngành nghề và nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp mà bạn chọn lựa độ phân giải phù hợp.

  • 203 dpi là mật độ đầu in phổ thông, thường dùng để in tem sản phẩm cho ngành bán lẻ (hàng tiêu dùng, thời trang, tem nhãn phụ), in mã vận đơn, tem vận chuyển cho ngành logistics (hãng chuyển phát giao nhận, bưu chính)
  • 300 dpi là lựa chọn để in ký tự cỡ nhỏ, in mã QR kích thước nhỏ. Những DN đòi hỏi chữ in sắc nét trên con tem sản phẩm thường sử dụng máy in 300dpi thay vì 203dpi
  • 600 dpi cho phép in ra ký tự và mã vạch kích thước siêu nhỏ nhưng vẫn đảm bảo độ sắc nét cao trên bề mặt tem nhãn mini. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị máy móc cao cấp thường lựa chọn máy in 600dpi để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho hàng hóa do mình sản xuất.

Có dây, không dây hay di động?

  • Giao thức in có dây là sự kết nối hữu tuyến giữa máy in với máy tính thông qua cổng giao tiếp USB, RS-232 hay Parallel. Dữ liệu bản in sẽ được truyền từ máy tính tới máy in qua những đường dây cáp này.
  • Giao thức kết nối không dây cho phép người dùng in không dây đa thiết bị  từ nhiềugồm có Bluetooth, Ethernet (LAN) hoặc WiFi

Bên cạnh đó standalone

Công suất in

Tùy theo tần suất, sản lượng in và mô hình hoạt động mà DN bạn nên xem xét chọn mua máy in tem nhãn để bàn (desktop), công nghiệp (industrial) hay mini di động (mobile). Một shop bán hàng online hay một xưởng gia công hàng may mặc hẳn nhiên có sản lượng in thấp hơn một nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

  • Desktop: dòng máy in văn phòng này được thiết kế với công suất in trên dưới 5000 tem/ngày (tùy thuộc vào kích thước tem nhãn)
  • Industrial: loại công nghiệp tầm trung có thể hỗ trợ các doanh nghiệp công suất in từ 10 ngàn tem/ngày trở đi. Riêng dòng máy in công nghiệp siêu bền (rough) có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, vận hành ổn định và bền bỉ 24/7 và cho phép in tới hàng vạn tem/ngày. 
  • Mobile: là giải pháp in tem nhãn lưu động, có khả năng hoạt động độc lập với sự hỗ trợ của giao thức kết nối không dây Bluetooth

Thương hiệu

Bạn nên chọn mua máy in của các thương hiệu lớn, có độ tin cậy cao và đang cung cấp sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam nhằm đảm bảo linh phụ kiện thay thế sẵn có với chi phí thấp cũng như dịch vụ sau bán hàng được kịp thời. Tại Shopply, chúng tôi đang cung cấp thương hiệu máy in của những hãng sản xuất Bixolon (Korea), Brother (Japan), Epson (Japan), Godex (Taiwan), Honeywell (USA), HPRT (China), Intermec (USA), TSC (Taiwan), Xprinter (China), Zebra (USA)…

Phần mềm thiết kế tem mã vạch

Các hãng máy in đều cung cấp phần mềm thiết kế tem mã vạch đi kèm với các sản phẩm do mình sản xuất (hãng Godex có GoLabel, Zebra thì có ZebraDesigner…). Tuy nhiên phần mềm Bartender của Seagull vẫn luôn được người dùng khắp nơi yêu thích sử dụng nhờ được xây dựng với đầy đủ các tính năng không chỉ ở cấp professional mà còn enterprise (bản full version hỗ trợ API tích hợp). Bartender sẽ giúp bạn thiết kế mã vạch, căn chỉnh tem nhãn rồi in ra chữ in/đồ họa như mong muốn ở mức chuyên nghiệp cao nhất…