TRỊNH VĂN QUYẾT LÀ AI? CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA TRỊNH VĂN QUYẾT

Trịnh Văn Quyết đươc biết đến là Chủ Tịch Tập Đoàn FLC, tập đoàn Bất Động Sản nổi tiếng với những dự án nghĩ sinh thái chất lượng 5 sao của Việt Nam và sở hữu hãng hàng không BamBoo Airways, hành trình làm giàu của ông bắt đầu từ lúc ông còn là một chàng sinh viên của Trường Đại Học Luật, chính từ thời sinh viên nghèo khó đã đánh thức tư duy làm giàu tiềm ẩn trong ông, ông bắt đầu đán thân vào nghề buôn điêng thoại cũ để rồi sau đó trở thành ông Trùm Bất Động Sản như ngày nay. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ông Trịnh Văn Quyết từ chàng sinh viên buôn đồ cũ đến Ông Trùm Tập Đoàn FLC.

TAY BUÔN ĐỒ CŨ ĐẶC BIỆT

Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27 tháng 11 năm 1975 trong một gia đình công chức nghèo ở Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Năm 1995 Trịnh Văn Quyết 20 tuổi bắt đầu bước chân vào giảng đường Đại Học Luật Hà Nội, trước đó Quyết giành 2 năm vừa tự ôn thi vừa học sửa chữa điện tử để chuẩn bị tiền trang trải chi phí nhập học ban đầu. Khi bước chân vào giảng đường đại hoc, hoàn cảnh khi ấy khó khăn tới mức ông không thể mua nổi một chiếc xe đạp, đây cũng là thời điểm Mỹ gỡ cấm vận kinh tế với Việt Nam, là một cơ hội rất tốt cho những người kinh doanh trên thị trường. Những người bạn học của ông Quyết hồi ấy còn nhớ mãi hình ảnh cậu thanh niên gầy gò với vầng tráng cao và đôi mắt sáng miệt mài trên giảng đường, luôn xuất sắc trong các môn học nhưng cũng đặt biêt nhanh nhạy với thời cuộc.

Cậu sinh viên Trường Luật không bắt đầu ngay với nghiệp buôn bán mà khởi sự với công việc gia sư, rồi văn phòng gia sư, tích góp được chút vốn cậu gia nhập với nghành kinh doanh điện thoại di động cũ lúc đó chưa phát triển mạnh. Với thu nhâp trung bình khoảng 300 USD/ người ( thời điểm đó), không nhiều người Việt khi ấy sở hữu được một chiếc điện thoại di động vốn được xem là món hàng xa xỉ với giới kinh doanh chứ chưa nói đến sinh viên Đại Học, người dùng thèm những chiếc máy cũ giá phải chăng nhưng lại chẳng biết ai đăng bán.

Thời ấy, nhiều người có tâm lý ngại mua điện thoại di động tại cửa hàng vì sợ giá đắt, sản phẩm không đảm bảo chất lượng, trong khi đó họ tin rằng hàng đang dùng là loại tốt má giá chăc chắn rẻ hơn, ông Quyết nhận xét tâm lý người tiêu dùng lúc đó, và cậu sinh viên trường Luật cũng chọn cách buôn điện thoại cũ chẳng giống ai. Thay vì mở cửa hàng, ông chọn cách đăng rao vặt trên báo điều rất hiếm người làm lúc đó, hiệu quả quảng cáo thời điểm đó rất lớn giúp chàng sinh viên này bán được khá nhiều điện thoại di động cũ rồi quay vòng vốn nhanh, khi đó chủ một cửa hàng điện thoại di động lớn trên phố Điện Biên Phủ Hà Nội cũng không hiểu nổi vì sao một cậu thanh niên có thể đến mua sạch điện thoại trong cửa hàng của mình.

Nhiều người nghe kể lại thì không tin, nhưng với cách đó, lượng bán của tôi vượt cả chục cửa hàng lớn ở Hà Nội, bán một chiếc điện thoại có khi lãi cả triệu đồng nên tôi đủ tiền lo sinh hoạt, học phí cho mình cũng như nuôi 2 em gái Quyết tâm sự. Sau này, cơ hội lớn đến khi các nhà mạng chuẩn bị kinh doanh sim trả trước, dự báo thị trường sẽ lên cơn sốt, Quyết ngừng bán để dồn tiền và vay thêm từ nhiều nguồn để gom điện thoại cũ xếp đầy một góc nhà trọ. Nguyễn Đức Tiến CTHĐ Quản Trị AMD Group một người bạn chơi với Quyết từ thời sinh viên kể lại : “lúc đó bạn bè ai cũng sợ, chẳng hiểu cậu này làm ăn kiểu gì, ế thì đổ nợ, thế nhưng Quyết đã tính đúng, khi nhà mạng bắt đầu cung cấp sim trả trướ nhu cầu về điện thoại di động tăng vọt hàng cũ của cậu sinh viên trường luật không đủ để bán Quyết thắng lớn

TƯ DUY NGƯỢC DÒNG

Ngoài buôn điện thoại di động cũ, chàng sinh viên Quyết còn bán thêm một số mặt hàng gia dụng như đồ gỗ, tivi cũng với công nghệ tương tự. Quyết tiếc lộ thực tế một số đồ gỗ mà Quyết bán tại phòng trọ là hàng mua trên phố Lê La Thành Hà Nội, còn tivi là từ chợ trời, sau thời gian buôn đồ cũ có của ăn của để Quyết mua ô tô và sau đó buôn ô tô luôn.

Trong thời đại mà ô tô chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu, thì Quyết đã bán thành công những chiếc ô tô cũ mà vẫn có lãi cao cho dù là những chiếc ô tô ế tới mấy năm nhưng qua tay Trịnh Văn Quyết vẫn có thể bán được kiếm lời. Ông Nguyễn Đức Tiến người đóng vai đi mua cho Quyết một chiếc xe đã ế tới 2 năm ở showroom ô tô Sông Hồng cho biết : “ Khi kể lại chuyện anh Quyết đã bán lại được chiếc xe và có lãi, ông chủ showroom chỉ biết lắc đầu” .Người bạn trải qua thời gian dài kinh doanh cùng Quyết từ lúc mới lập nghiệp nhận xét : “những cách làm từ thời sinh viên khi kinh doanh vẫn được Quyết giữ cho tới tận bây giờ”. Chủ tịch AMD Group đúc rút ra 6 điểm đặc biệt của “ông anh” là: Một nhìn thấy trước nhu cầu sắp bùng nổ của thị trường, hai là tạo là tạo được lòng tin với những người cùng làm và các đối tác, ba là hiểu được cách làm thế nào để người ta biết đến mình, bốn là tiếp cận và phục vụ nhu của cầu số đông, năm là sử dụng công nghệ thông tin và cuối cùng là đi theo cách riêng.

Ra trường ông Quyết mở công ty tư vấn đầu tư rồi văn phòng luật sư và nổi đình nổi đám ở một số vụ kiện như : Honda Việt Nam tranh chấp với công ty GMN về khoảng 2,2 triêu USD tiền đền bù đất đai ở Hưng YênTechcombank tranh chấp với một nhóm khách hàng năm 2005, thế nhưng kinh doanh văn phòng công chứng mới là một ví dụ điển hình khác về tư duy đón đầu nhu cầu của Trịnh Văn Quyết. Trước khi Luật Công chứng có hiệu lực, Quyết thuê một văn phòng lớn ở phố Hoàng Ngân, Trung Hòa (Hà Nội) hầu hết diện tích để trống, chỉ có vài nhân viên ngồi làm việc để chờ thời với giá thuê lên tới vài chục triệu đồng một tháng.

Tháng 7 năm 2008, văn phòng công chứng Hà Nội của Trịnh Văn Quyết trở thành văn phòng công chứng tư có giấy phép số 1 tại Thủ Đô và cũng khai trương đầu tiên. Văn phòng công chứng này phục vụ khách hàng rất nhiệt tình và chu đáo so với các phòng công chứng nhà nước, đặt biệt vị trí nằm ở ngã tư thoáng rộng thuận lợi cho khách hàng đi ô tô đỗ xe, đây chính là nguyên nhân làm cho nơi đây luôn đông nghẹt khách hàng Vip mà theo ông Quyết tiền thuê nhà một năm tôi chỉ thu lại trong một ngày.

NHỮNG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN KỶ LỤC

Trịnh Văn Quyết bén duyên với BĐS đến từ việc Cty TNHH Đầu tư Trường Phú Fortune được thành lập với số vốn 18 tỷ đồng và chuyển đổi thành Cty CP FLC sau 2 năm. Lúc này những dự án gây nghi ngại của FLC bắt đầu hình thành như: FLC Land Mark Tower khởi công vào năm 2008 trên đường Lê Đức Thọ – Hà Nội, và khu vực khi ấy chỉ là một vùng đất trũng, đầy cỏ dại nơi ngoại ô phát triển kém. Còn FLC Sầm Sơn xây trên một bãi đất trống dọc bờ biển, sình lầy dày tới 13m, tại một trong những tỉnh có tiếng xấu về chặt chém khách du lịch vào mùa hè, những người khác không đặt niềm tin vào những dự án này vì chỉ thấy cái khó trong khi đó “Quyết lại nhìn thấy cơ hội, mình chẳng phải là con cháu lãnh đạo cao cấp nào và cũng chẳng có ai chống lưng, dự án khó khăn thì mới đến lượt mình chỗ ngon người khác làm hết rồi còn đâu” Quyết chia sẻ.

trinh van quyet khao sat cong trinh du an - TRỊNH VĂN QUYẾT LÀ AI? CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA TRỊNH VĂN QUYẾT

Sầm Sơn, FLC mất 5 tháng và 1000 tỷ đồng để đổ cát san lấp mặt băng cho diện tích 200 ha xây dựng, sau đó công ty này hoàn thành một khu tổ hợp sân golf, khu nghỉ dưỡng 5 sao chỉ trong 9 tháng tiếp theo với 2 kỷ lục: Resort có hồ bơi nươc măn lớn nhất Việt Nam resort có nhiều hồ bơi nhất Việt Nam. Thực tế, để đạt được tiến độ thi công thần tốc với FLC Sầm Sơn công trường lúc đó không tồn tại khái niệm ngày hay đêm, đèn điện lúc nào cũng sáng 24/24 với gần 5000 người, nội bộ FLC từng truyền tai nhau câu chuyện về Chủ Tịch của họ chỉ ngủ 2-4 tiếng một ngày, ông đôi lúc xuất hiện kiểm tra dự án với áo phông quần đùi lúc 1 giờ sáng. Thậm chí, có quyết định kỷ luật và sa thải nhân sự cấp cao ở công trường cũng được ông Quyết yêu cầu làm và gửi ngay trong đêm lúc 2 giờ sáng, nhiều người bảo tôi cực đoan, nhưng họ không hiểu là lúc đó ở công trường tôi có phân biệt ngày với đêm đâu, cần là làm thôi ông Quyết giải thích.

trinh van quyet va phat ngon soc - TRỊNH VĂN QUYẾT LÀ AI? CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA TRỊNH VĂN QUYẾT

Mùa hè năm 2015, FLC Sầm Sơn đi vào hoạt động, biến vùng đầm lầy nước mặn một thời trở thành trung tâm mới của xứ Thanh, du khách bây giờ đã quen với một Thanh Hóa với văn hóa du lich chặt chém để nhớ tới khu vực nghĩ dưỡng cao cấp luôn đông khách không phân biệt mùa nóng hay mùa lạnh. Quần thể nghỉ dưỡng, sân golf 5 sao của FLC khai trương tháng 7/2016 tại Quy Nhơn là dấu ấn khác của Trịnh Văn Quyết trong việc biến một vùng các trắng không ai lui tới trở thành một điểm phải đến khi tới địa phương này, kể từ đó FLC đã và đang phát triển nhanh chóng trở thành một trong những nhà phát triển BĐS hàng đầu tại Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là quản lý, tư vấn và kinh doanh các dự án bất động sản, công ty hiện đang đầu tư xây dựng một số dự án bất động sản lớn như: FLC GolfNet, Mandola Vĩnh Phúc, FLC Landmark Tower, Green City Vĩnh Phúc. Sau khi có kinh nghiệm triển khai thần tốc các dự án lớn, Trịnh Văn Quyết rút ra nguyên tắc “ 5 không” đó là: không xin, không mua lại, không làm chung dự án, không làm nhỏ và không làm chậm. Chủ tịch FLC giải thích: không xin dự án là quan trọng số 1, bởi lãnh đạo các tỉnh trực tiếp mời thì mình sẽ gặp rất nhiều thuận lợi, cũng từ không xin mà sẽ có “ 4 không” tiếp theo.

GÂY BẤT NGỜ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

 Cuối tháng 10 năm 2016 gần 2 tháng kể từ khi đưa Công ty xây dựng Faros mã chứng khoán ROS lên niêm yết tổng giá trị tài sản chứng khoán của Trịnh Văn Quyết gồm FLC, Faros đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD và sau đó hơn 2 tuần, tài sản của Chủ tịch FLC đã lên tới 33,000 tỷ đồng, đưa Quyết trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán, vị trí mà 7 năm liên tục thuộc về một doanh nhân khác cũng nổi tiếng trong ngành bất động sản.

Với FLC, vốn tăng 370 lần sau 8 năm từ 19 tỷ đồng lên 7000 tỷ đồng, với Faros quy mô tăng vốn còn khủng khiếp hơn với tỷ lệ 3000 sau 5 lần phát hành cổ phiếu trong 5 năm qua. Tuy nhiên, FLC Faros không duy trì được mức vốn hóa 100 ngàn tỷ đồng mà nhanh chóng giảm giá, tính đến tháng 10/2019 FLC Faros đã mất 85% so với đỉnh, chỉ còn khoảng 15 ngàn tỷ đồng, tính đến tháng 8 năm 2019 Trịnh Văn Quyết đã rớt xuống vị trí thứ 10 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán.

BAMBOO AIRWAYS VÀ TẦM NHÌN CỦA TƯƠNG LAI

Bamboo Airways là một hãng hàng không được Tập đoàn FLC thành lập giữa năm 2018 với việc cất cánh sau so với nhiều đàn anh khác như : VietNam Airlines hay Vietjet Air, Bamboo Airways không tránh khỏi những ghi vấn rằng liệu đây có phải là bước đi sai lầm của vị tỷ phú Trịnh Văn Quyết, nhưng Quyết tự tin 100% với quyết định này, và rất bất ngờ khi mức độ cạnh tranh giữa các hãng hàng không tại Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khi Bamboo Airways bay chuyến bay thương mại đầu tiên năm 2019.

Hiện nay, các chuyến bay của Bamboo Airways tại Việt Nam đang trong tình trạng đông nghẹt không đủ sức phục vụ khách hàng, đồng thời thương hiệu Bamboo Airways đã trở thành một hiện tượng của ngành hàng không Việt Nam với tỷ lệ bay đúng giờ cao nhất toàn ngành 93,8% trong 6 tháng đầu năm 2019 và cũng là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam định hướng dịch vụ theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế. Để cạnh tranh ở trong một môi trường khắc nghiệt, ngay từ đầu FLC GroupBamboo Airways đã theo đuổi chiến lược kinh doanh “ làm lớn, làm mạnh”, kết quả là chỉ sau chưa đầy 1 năm Bamboo Airways đã ký hợp đồng mua tổng cộng 50 máy bay thân hẹp Airbus A321 neo và 30 máy bay thân rộng Boeing 787 dreamliner cho một đội tàu có tính chuẩn hóa

BamBoo Airways mo dung thoi diem - TRỊNH VĂN QUYẾT LÀ AI? CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA TRỊNH VĂN QUYẾT

Sau khi thành lập hãng, bài toán tiếp theo đặt ra là chiến lược cạnh tranh, trong khi các hãng hàng không đi trước tập trung khai thác các chuyến bay đến thành phố lớn như Hà Nội, TP, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… thì Bamboo Airways chọn mở rộng mạng lưới bay đến các địa phương là điểm đến du lich hấp dẫn tại Việt Nam, trong số đó có các tỉnh, có quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái 5 sao của FLC như: Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh. Dù chỉ là mới bay không bao lâu, nhưng FLC vẫn tăng cường khai thác các đường bay và đánh thêm thị trường ngách mang lại hiệu quả cao. Ông Quyết tuyên bố Bamboo Airway kỳ vọng sẽ trở thành hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam mở đường bay thẳng đến Mỹ vào cuối năm 2020

doi ngu BamBoo Airways chuyen nghiep - TRỊNH VĂN QUYẾT LÀ AI? CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA TRỊNH VĂN QUYẾT

BẤT NGỜ NHẢY SANG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ

FLC đang đăt mục tiêu xây dựng một “ hệ sinh thái” hoàn chỉnh, với những sản phẩm dịch vụ đa dạng phục vụ nhu cầu của cộng đồng và xã hội điều đó được cụ thể hóa bằng việc vào tháng 10/2019, FLCSAMSUNG VINA đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với nhiều nội dung quan trọng trong việc khai thác tối ưu hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ của cả 2 bên. Giới phân tích cho rằng, việc FLC nhảy vào lĩnh vực công nghệ là con đường không quá bất ngờ, bởi ngành bất động sản, khách sạn nghỉ dưỡng đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 4.0, rất nhiều hệ thống bán phòng đại lý thông minh giành cho khách sạn, resort chạy trên nền tảng điện toán đám mây, việc ứng dụng các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp bức phá trên thị trường

PHÍA SAU ÁNH HÀO QUANG

Trịnh Văn Quyết, rất khó để phân biệt rạch ròi hai vai : doanh nhân và luật sư, những kinh nghiêm tích lũy trong quá trình hành nghề luật đã giúp ông tận dụng cơ hội kinh doanh để mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản, nhưng chính phong cách luôn luôn lắng nghe để tìm hiểu chia sẻ với người đối diện giống như cách ông luôn thể hiện trong vai trò một luật sư đã giúp ông khác biệt.

trinh van quyet o nha - TRỊNH VĂN QUYẾT LÀ AI? CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA TRỊNH VĂN QUYẾT

Theo ông, luật sư hay chủ tịch HĐQT của một doanh nghiệp, suy đến cùng cũng là làm kinh tế, quá trình làm nghề luật giúp cho ông nhiều thứ như kinh nghiệm, mối quan hệ, cơ hội kinh doanh và cả sự cẩn trọng, còn làm chủ tịch HĐQT công ty ông biến những cơ hội kinh doanh ấy thanh tiền và rút kinh nghiệm từ chính những vấp ngã của mình. Nói về “bí quyết” giúp Tập đoàn FLC tăng trưởng đều đặn trong nhiều năm qua, vị Chủ tịch có nhắc đến yếu tố “may mắn”, thời điểm ông bước chân vào lĩnh vực bất động sản là lúc thị trường đang nở rộ với những bước phát triển nhanh chóng, còn hiện giờ ông cũng từng bước chinh phục ngành hàng không trong một giai đoạn hết sức tiềm năng và ẩn chứa sức bật lớn.

Thế nhưng cái gì cũng có giá của nó, như ông Quyết từng chia sẻ: để có một sự nghiệp rực rỡ như ngày hôm nay, ông đã phải đánh đổi nhiều thời gian của gia đình lớn và gia đình nhỏ, bản thân ông một ngày làm việc trên 10 giờ, thời gian ngủ chỉ có từ 4- 5 giờ, thời gian quý giá và bận rộn từng phút nên ông phải luôn cố gắng cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp

5/5 – ( 1 bầu chọn )