3 lần vô địch Olympia: Quảng Ninh bứt phá về giáo dục
Quán quân vòng chung kết Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 21 đã gọi tên em Nguyễn Hoàng Khánh, học sinh Trường THPT Bạch Đằng, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Chiến thắng này đã giúp Quảng Ninh trở thành địa phương duy nhất trong cả nước có đến 3 thí sinh đã giành vòng nguyệt quế tại 21 vòng chung kết năm của Cuộc thi (trước đó đã từng có 2 em là Đặng Thái Hoàng, vô địch năm 2012 và Nguyễn Hoàng Cường, vô địch năm 2018). Những kết quả đó đã khẳng định được giáo dục Quảng Ninh đến nay đã có bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và các thầy, cô giáo của Quảng Ninh hoàn toàn có quyền tự hào bởi học trò đất mỏ đã luôn nỗ lực không ngừng, làm rạng danh truyền thống giáo dục tỉnh nhà, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh ngày càng phát triển rực rỡ, bứt phá toàn diện về mọi mặt.
Trong 21 năm diễn ra Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, tỉnh Quảng Ninh vô cùng vinh dự khi có tới 4 thí sinh mang điểm cầu truyền hình vòng chung kết năm về với địa phương. Trong đó, đã có 3 chàng trai ghi tên mình lên đỉnh vinh quang và giành được vòng nguyệt quế. Trước Nguyễn Hoàng Khánh, THPT Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh từng có 2 em đoạt ngôi vô địch là: Đặng Thái Hoàng (năm 2012); Nguyễn Hoàng Cường (năm 2018), đều nguyên là học sinh Trường THPT Hòn Gai.
Còn nhớ, cách đây gần chục năm, tại cuộc thi Chung kết Olympia năm 2012, Đặng Thái Hoàng, chàng trai có biệt danh là Cò kều, ở phần thi về đích đã chọn gói câu hỏi 40 điểm, với 3 câu trả lời đúng, xuất sắc giành vòng nguyệt quế với 250 điểm, chính thức trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12. Với Nguyễn Hoàng Cường, một cậu học trò nhút nhát, rụt rè, nhưng rất thông minh, tại cuộc thi tuần, em đã trả lời đúng cả 12/12 câu hỏi phần thi khởi động, giành vòng nguyệt quế với 370 điểm, xác lập kỷ lục tại chương trình trong suốt 18 năm trước đó. Đến cuộc thi chung kết năm, Hoàng Cường đã bỏ xa các “nhà leo núi” còn lại khi đạt được số điểm 240.
Trước Nguyễn Hoàng Khánh, THPT Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh từng có 2 em đoạt ngôi vô địch là: Đặng Thái Hoàng (năm 2012); Nguyễn Hoàng Cường (năm 2018), đều nguyên là học sinh Trường THPT Hòn Gai. |
Chiến thắng của Thái Hoàng và Hoàng Cường cũng chính là động lực để Nguyễn Hoàng Khánh tự tin, chinh phục đỉnh Olympia năm nay. Liên tục dẫn đầu ở cả 4 vòng thi chung kết năm là: Khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc, về đích, trong buổi sáng hôm nay, chàng trai Nguyễn Hoàng Khánh đã khiến cho hàng nghìn cổ động viên là giáo viên, học sinh, nhân dân trong tỉnh theo dõi tại điểm cầu truyền hình tại TX Quảng Yên và qua màn ảnh nhỏ đi qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Từ hồi hộp, lo lắng đến vỡ òa sung sướng, vui mừng, trong đó xen lẫn cả niềm tự hào.
Từ vòng thi khởi động, Hoàng Khánh đã chứng tỏ được sự nhanh nhạy, sắc bén, quyết đoán, kiến thức sâu rộng của mình và giành được 80 điểm. Phần thi Vượt chướng ngại vật, Hoàng Khánh bứt phá vươn lên dẫn đầu với số điểm 150, khi lật mở được từ khóa là ‘Miễn dịch cộng đồng’. Kết thúc phần thi Tăng tốc, Hoàng Khánh tiếp tục dẫn đầu với 250 điểm, vượt khá xa về điểm số các đối thủ còn lại.
Ở phần thi Về đích, Hoàng Khánh chọn gói 3 câu hỏi 10 điểm, một lựa chọn khá an toàn ở phần thi này. Dù chỉ giành 10 điểm ở phần thi của mình nhưng Nguyễn Hoàng Khánh đã lấy thêm được không ít điểm từ các thí sinh khác, khi họ chưa trả lời đúng ở chặng cuối.
Bạn đang đọc: 3 lần vô địch Olympia: Quảng Ninh bứt phá về giáo dục
Hoàng Khánh bứt phá vươn lên đứng vị trí số 1 trong suốt cuộc thi . |
Kết quả, Khánh đã vượt qua ba nhà leo núi còn lại, trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21, với số điểm 315 điểm và nhận được học bổng trị giá 40.000 USD. Hoàng Khánh chia sẻ: Dự định tương lai, em định học thêm lập trình. Em chưa nghĩ đến việc đi du học. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, em thấy việc được sống, học tập ngay tại Việt Nam, bên gia đình mình là điều tốt nhất.
Hoàng Khánh cũng chính là thí sinh duy nhất không phải là học sinh trường chuyên trong trận chung kết năm nay. Ngoài Nguyễn Hoàng Khánh, 3 thành viên còn lại là: Nguyễn Việt Thái (THPT Chuyên Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội); Nguyễn Thiện Hải An (THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội); Nguyễn Đình Duy Anh (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An). Đây đều là những đối thủ, những thí sinh rất xuất sắc, được ban cố vấn chương trình đánh giá cao về kiến thức, trí tuệ.
Khoảnh khắc Nguyễn Hoàng Khánh trở thành tân quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21. |
Theo sát Hoàng Khánh suốt chặng đường gần một năm qua, chúng tôi vô cùng cảm phục tinh thần học tập của cậu học trò này. Hoàng Khánh ít nói, điềm đạm, chăm chỉ, đặc biệt, em phản xạ rất nhanh, trí nhớ rất tốt. Tại cuộc thi quý, Nguyễn Hoàng Khánh đã ghi dấu ấn trong lòng khán giả, với màn thể hiện đầy thuyết phục. Khánh đạt tổng điểm 375, bỏ xa 3 thí sinh còn lại (có tổng điểm lần lượt là 100, 100 và 90). Trước đó, ngay từ vòng thi tuần 1 của Quý I, Nguyễn Hoàng Khánh đã lập nên một kỷ lục của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, khi đã vượt qua tất cả 17 câu hỏi ở phần thi Khởi động trong vòng 60 giây.
Cô giáo Bùi Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Bạch Đằng, TX Quảng Yên chia sẻ: Khánh học rất toàn diện. Trong đó, môn Hóa, Sinh, Sử, Địa là các môn thế mạnh của em. Thầy, cô, học sinh trong trường đều rất tự hào về em. Chắc chắn rằng, sau chiến thắng này, em sẽ còn tiến xa hơn nữa, tiếp tục trở thành niềm tự hào của giáo dục đất mỏ Quảng Ninh.
Niềm vui thắng lợi tại điểm cầu TX Quảng Yên . |
Chị Hoàng Thị Thu Giang, mẹ Hoàng Khánh vui mừng nói: Đến bây giờ tôi vẫn chưa hết bồi hồi, xúc động. Tuy hơi run một xíu nhưng Khánh đã làm rất tốt trong khả năng của mình. Bố mẹ sẽ luôn là người bạn đồng hành của con chặng đường sắp tới.
Chiến thắng của Hoàng Khánh, Hoàng Cường, Thái Hoàng là minh chứng rõ nét về sự chuyển biến chất lượng giáo dục Quảng Ninh những năm gần đây. Ngoài kết quả đáng tự hào tại Cuộc thi Olympia, tỉnh Quảng Ninh còn đạt được rất nhiều thành tựu. Đáng chú ý, năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT, điểm trung bình của Quảng Ninh đạt 6,29 xếp thứ 36/63 tỉnh/thành, tăng 14 bậc so với năm trước. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2021 cũng đạt 97,4%, tăng 1,1% so với năm trước.
Trong Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2020 – 2021, giáo dục Quảng Ninh đạt 41 giải gồm có 01 giải nhất, 08 giải nhì, 13 giải ba, 19 giải khuyến khích. Đặc biệt, năm học vừa qua, học sinh Quảng Ninh cũng đã xuất sắc đạt Huy chương Bạc tại cuộc thi “Triển lãm thiết kế và sáng chế quốc tế” do Hiệp hội Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức tại Đài Loan tổ chức. Tại cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp quốc gia, giáo dục Quảng Ninh cũng vinh dự giành được 01 giải nhất, 01 giải ba. Những thành tích trên đều in đậm cống hiến của đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy cô giáo, sự chăm chỉ, nỗ lực vươn lên của các em học sinh.
Trong những năm qua, Quảng Ninh đã tiếp tục kế thừa và phát triển cao độ thành tựu các nhiệm kỳ trước, tạo lên sức sống mới cho vùng đất Đông Bắc Tổ Quốc. Đặc biệt, từ năm 2012, tỉnh đặt mục tiêu chiến lược đến năm 2020, xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tầu kinh tế miền Bắc và cả nước; tích cực đổi mới phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Tỉnh đã chỉ đạo, chủ động đề xuất cơ chế, báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thuê các tư vấn hàng đầu thế giới lập đồng thời 7 quy hoạch chiến lược, có tầm nhìn dài hạn tạo tiền đề thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, tạo nên sức chuyển động mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng đồng bộ; xây dựng thể chế, cải cách hành chính; và đặc biệt phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài. Nhờ vậy, Quảng Ninh đã đạt được tốc độ bứt phá tốp đầu về KT-XH của cả nước. Nhiều đề xuất đổi mới, sáng tạo, nhiều cách làm của Quảng Ninh đã được T.Ư ghi nhận, thí điểm nhân rộng ra toàn quốc.
Quảng Ninh đặc biệt quan trọng chăm sóc, coi trọng thực thi quan điểm “ Giáo dục đào tạo và đào tạo và giảng dạy là quốc sách số 1 ” . |
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh đặc biệt quan tâm, coi trọng thực hiện quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Song song với phát triển KT-XH, tỉnh đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và dành nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Đặc biệt, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng quy mô dân số là khâu đột phá, mang tính chiến lược.
Trên cơ sở mở rộng các chính sách hỗ trợ của T.Ư, Quảng Ninh cũng đi đầu ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo từ bậc mầm non đến đại học. Một số quyết sách đặc thù, hợp lòng dân phải kể đến: Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND về việc hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục trung học cơ sở và Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND về việc hỗ trợ tiền ăn trưa tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh cũng đi đầu ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo từ bậc mầm non đến đại học. |
Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 27/7/2016 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định một số chính sách ưu đãi đối với Trường THPT Chuyên Hạ Long và công tác đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, khu vực quốc tế, quốc tế từ năm học 2016-2017 đến hết năm học 2020-2021.
Nghị quyết số 49/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về việc quy định chế độ thưởng cho học sinh đạt giải trong các kỳ thi tuyển sinh vào hệ chính quy các trường đại học, cao đẳng và giáo viên đào tạo học sinh đạt giải. Nghị quyết số 204/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 và Nghị quyết số 248/2020/NQ-HĐND ngày 31/3/2021 của HĐND tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ninh cũng là địa phương đi đầu cả nước hỗ trợ 100% học phí cho học sinh, trẻ mầm non ở các trường phổ thông công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh trong năm học 2021-2022 nhằm khắc phục những khó khăn bởi tác động của dịch bệnh Covid-19.
Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí cho học sinh, trẻ mầm non ở các trường phổ thông công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh trong năm học 2021-2022 nhằm khắc phục những khó khăn bởi tác động của dịch bệnh Covid-19. |
Ngân sách chi cho lĩnh vực GD-ĐT hàng năm của Quảng Ninh chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách của tỉnh, trong đó chi thường xuyên cho giáo dục chiếm khoảng 30-35% tổng chi thường xuyên của tỉnh. Theo thống kê, giai đoạn 2015-2020, tỉnh chi gần 22.000 tỷ đồng cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, qua đó, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục từ 63% (năm 2015) lên 85% (năm 2020), trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 45,5%, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước. Sự quan tâm cao độ cùng các chính sách nêu trên đi vào cuộc sống, đã góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc và nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Đi tìm lời giải cho bài toán nhân lực chất lượng cao, tỉnh đã quyết tâm thành lập Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ, Trường Đại học Hạ Long. Theo đó, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ được xây dựng mới, với quy mô hiện đại, đổi mới nhiệm vụ, chức năng; từ năm 2015 đến nay đã đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho gần 140 nghìn lượt cán bộ, công chức. Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cho trên 36 nghìn lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp…. thúc đẩy mạnh mẽ, đưa trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngang tầm yêu cầu của công cuộc đổi mới, bứt phá. Bên cạnh đó, Trường Đại học Hạ Long phát triển theo hướng đa ngành, từ năm 2014 đến nay đã tuyển sinh được trên 5.700 sinh viên đại học chính quy, mở được 13 ngành đào tạo trình độ đại học, cung cấp nguồn nhân lực quý báu cho các ngành, lĩnh vực KT-XH của tỉnh.
Được xây dựng từ năm trước, Trường Đại học Hạ Long đã cung ứng nguồn nhân lực quý báu cho những ngành, nghành KT-XH của tỉnh . |
Những nền tảng đó đã giúp chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh ngày một nâng lên. Lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng đã đạt được những thành quả quan trọng, đáng ghi nhận. Diện mạo giáo dục thay đổi theo hướng tích cực. Mạng lưới cơ sở giáo dục từ mầm non đến cao đẳng, đại học phát triển theo từng năm, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Cơ sở vật chất các nhà trường không ngừng được đầu tư, sửa sang, xây mới, nâng cấp, góp phần nâng cao tỷ lệ trường chuẩn quốc gia. Nhiều trường được tỉnh quan tâm đầu tư xây mới, nâng cấp về cơ sở vật chất, trong đó phải kể đến: Trường THPT Hòn Gai, THPT Hoành Bồ, THPT Chuyên Hạ Long, giúp học sinh được thụ hưởng môi trường giáo dục tốt nhất, từ đó nhân lên niềm tin trong quần chúng nhân dân.
Theo Sở GD&ĐT, mạng lưới cơ sở giáo dục từ mầm non đến cao đẳng, đại học phát triển theo từng năm. Toàn tỉnh hiện có 42 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 2 trường đại học, 7 trường cao đẳng, 1 cơ sở trực thuộc trường đại học, 646 cơ sở giáo dục phổ thông với hơn 335.000 trẻ mầm non và học sinh các cấp học. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 87,81%, tăng 0,18% so với năm 2020… đáp ứng tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực tầm nhìn đến năm 2030.
Mạng lưới cơ sở giáo dục từ mần nin thiếu nhi đến cao đẳng, ĐH được tăng trưởng theo từng năm . |
Cô giáo Nguyễn Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hải Yên, TP Móng Cái cho biết : Trước đây, Trường có 5 điểm trường, điểm xa nhất cách điểm chính 4 cây số. Thế nhưng, từ tháng 9 năm nay, khi cơ sở mới ở điểm chính được xây xong bề thế, khang trang, văn minh, nhà trường đã có điều kiện kèm theo, triển khai dồn ghép, rút gọn xuống còn 2 điểm, gồm 1 điểm chính và 1 điểm lẻ. Năm nay, có 175 trẻ ở những điểm lẻ về điểm trường chính học, góp thêm phần nâng cao chất lượng chăm nom, giáo dục trẻ .
Sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, các trường tư thục tại Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh mẽ, theo hướng hiện đại hóa, nâng cao về chất lượng, được đông đảo nhân dân tin tưởng, cho con theo học. Đến nay, Quảng Ninh có 60 trường ngoài công lập từ cấp mầm non đến THPT. Trong hơn 20 năm qua, toàn tỉnh đã có trên 20.000 trẻ em mầm non, trên 70.000 học sinh phổ thông học tại các trường ngoài công lập. Tổng kinh phí các trường ngoài công lập tự đầu tư lên tới trên 997 tỷ đồng.
Với sự tăng cường lãnh đạo của Đảng vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo, thông qua Đề án 25, đã thúc đẩy đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành Giáo dục Quảng Ninh hiện nay là trên 21.200 người. Trong đó, cấp mầm non có 6.338 người; tiểu học có 5.857 người; THCS có 5.829 người; THPT có 2.976 người; khối GDTX có 199 người. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục là 1.468 người.
Cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục được nâng cao, những cơ sở GDDT trên địa phận tỉnh đã được phần đông nhân dân tin cậy lựa chọn . |
Trong bức tranh chung toàn quốc, đã xuất hiện nhiều tấm gương nhà giáo điển hình tiên tiến của Quảng Ninh. Đến nay, toàn ngành giáo dục tỉnh đã có 111 nhà giáo ưu tú, 2 nhà giáo nhân dân; trên 12.000 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở và hơn 3.000 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. 10 năm qua, toàn tỉnh có trên 40.000 đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm của các nhà giáo được hội đồng khoa học từ cấp cơ sở đến cấp ngành đánh giá, xếp loại và phổ biến, ứng dụng rộng rãi vào giáo dục.
Nhiều giáo viên ở vùng thuận lợi đã nêu gương nhiệt huyết, không ngại khó, ngại khổ, tình nguyện lên vùng cao công tác, chia sẻ khó khăn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao, biên giới, hải đảo. Cô giáo trẻ Lê Vũ Hồng Hạnh, Trường TH-THCS Kỳ Thượng, TP Hạ Long, chia sẻ: Tôi mới xung phong tình nguyện lên vùng cao giảng dạy được 2 tuần, theo kế hoạch tôi sẽ dạy tại trường 2 năm. Môi trường dạy học ở đây rất tốt, trường lớp mới xây rất khang trang, khu nhà công vụ cho giáo viên cũng sạch sẽ, vì thế tôi rất yên tâm công tác.
Cô giáo trẻ Lê Vũ Hồng Hạnh, Trường TH-THCS Kỳ Thượng, TP Hạ Long, tận tình chăm nom những em học viên . |
Từ năm 2020, đại dịch Covid-19 tác động mạnh, gây khó khăn rất lớn nhất là đối với ngành giáo dục, đào tạo. Trước yêu cầu nhiệm vụ kép vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh, vừa bảo đảm dạy tốt, học tốt đội ngũ cán bộ quản lý và các thầy cô giáo của Quảng Ninh đã có nhiều sáng kiến, nhiều cách làm sáng tạo rất hiệu quả. Đội ngũ cán bộ quản lý và các nhà giáo toàn tỉnh đã nhanh chóng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, quyết liệt thực hiện phương châm “dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”.
Nhiều nhà giáo cao tuổi đã nỗ lực tiếp cận công nghệ mới, thi đua với lớp trẻ đưa việc dạy học trực tuyến thành phương thức hữu hiệu trong đại dịch. Ở những khu vực vùng núi, biên giới, hải đảo khó khăn về thiết bị công nghệ, mạng internet, trong cơn đại dịch, hình ảnh các thầy cô giáo vẫn không quản ngại nắng mưa, gió rét mang khẩu trang lặn lội đến từng bản xa kèm cặp học sinh thân yêu gây xúc động lòng người…
Xem thêm: Kết quả bóng đá Việt Nam vs Thái Lan: HLV Park bất lực, Thái Lan đặt một chân vào chung kết AFF Cup
Ngành giáo dục Quảng Ninh nỗ lực vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học mới. |
2 năm đương đầu với đại dịch Covid-19 được coi là thách thức lớn, chưa từng có không chỉ của mỗi địa phương mà còn là ở quy mô quốc gia, quốc tế, tỉnh Quảng Ninh, trong đó có ngành giáo dục đã tiếp tục khẳng định được ý chí vững vàng, quyết tâm phát triển và tư duy đổi mới không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh, cùng với sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy cô giáo đã phát huy truyền thống Kỷ luật – Đồng tâm của Đất mỏ, đoàn kết sáng tạo tiếp tục vượt qua khó khăn, tổ chức thành công cả hai kỳ thi lớn là thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 an toàn, chất lượng.
Có thể thấy, những thành tựu đáng ghi nhận của ngành giáo dục Quảng Ninh chính là kết tinh từ sự quan tâm cao độ, coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu của cấp ủy chính quyền các cấp; sự quan tâm cao độ của toàn xã hội; đặc biệt là đoàn kết trên dưới một lòng, tận tụy, hy sinh, cống hiến hết mình của đội cán bộ, giáo viên toàn tỉnh. Tin tưởng, với những thành quả đã đạt được, đội ngũ cán bộ nhà giáo và học sinh của Quảng Ninh sẽ tiếp tục sự nỗ lực, sáng tạo không ngừng nghỉ và tư duy đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, thích ứng với tình hình dịch bệnh, để xây dựng, phát triển, đổi mới ngành giáo dục Quảng Ninh theo hướng hiện đại, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, tạo đà để Quảng Ninh tiếp tục bứt phá, vươn lên với tầm cao mới.
Lan Anh
Đồ họa : Đỗ Quang
Source: https://hanoittfc.com.vn
Category: Lịch Thi Đấu