Kho bạc Nhà nước Nam Định đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4
Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) cấp độ 4 đã được Kho bạc Nhà nước (KBNN) Nam Định triển khai đến tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh (trừ khối an ninh, quốc phòng và các tổ chức hội nghề nghiệp). Đây chính là hoạt động giao dịch góp phần cải cách thủ tục hành chính và giải quyết các hồ sơ kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN Nam Định được thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Cán bộ Kho bạc Nhà nước Nam Định rà soát tiến độ giải quyết thủ tục hành chính liên quan trên Cổng dịch vụ công trực tuyến. |
Theo kế hoạch năm 2020, KBNN Nam Định phải tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 6/9 DVCTT cấp độ 4. Đến nay, KBNN Nam Định đã hoàn thành 7/9 DVCTT cấp độ 4, xuất sắc vượt 1 chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm 2020. Theo đó, 7 DVCTT cấp độ 4 đã được tích hợp gồm: Thủ tục kiểm soát, thanh toán chi phí quản lý dự án đầu tư XDCB; Thủ tục kiểm soát chi vốn nước ngoài; Thủ tục kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN; Thủ tục kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, chi Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp; Thủ tục hạch toán ghi thu – ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi; Thủ tục đăng ký sử dụng tài khoản, bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký của đơn vị giao dịch tại KBNN; Thủ tục tất toán tài khoản của đơn vị giao dịch mở tại KBNN. Tính đến ngày 31-12-2020 đã có 1.330 đơn vị (100%) sử dụng ngân sách thuộc đối tượng phải thực hiện giao dịch qua DVCTT đã tham gia giao dịch dịch vụ công trực tuyến thành công. Có được kết quả trên, ngay từ đầu tháng 3-2019 KBNN Nam Định đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan khẩn trương rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tham gia hệ thống DVCTT. Cùng với đó, KBNN Nam Định tổ chức hội nghị tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ để các đơn vị sử dụng NSNN trong toàn tỉnh nắm bắt rõ lợi ích và trách nhiệm phải thực hiện giao dịch DVCTT với KBNN. KBNN Nam Định còn thành lập Tổ triển khai DVCTT tại các phòng nghiệp vụ Kho bạc tỉnh và từng đơn vị KBNN cấp huyện để hỗ trợ cho các đơn vị giao dịch với KBNN; bố trí các cán bộ chuyên môn, chuyên trách có năng lực, trình độ cao; phân công rõ trách nhiệm đối với từng cán bộ. Đồng thời yêu cầu đối với cán bộ Tin học, cán bộ Kiểm soát chi phải nắm bắt thành thạo quy trình, thủ tục từ công tác cài đặt ban đầu, đăng ký sử dụng dịch vụ công đến thực hiện quy trình dịch vụ công tại KBNN và tại các đơn vị sử dụng NSNN, từ đó tổ chức tuyên truyền vận động, hỗ trợ các đơn vị khi tham gia DVCTT. Xây dựng phương án hỗ trợ vận hành hệ thống DVCTT cho đơn vị giao dịch, bố trí cán bộ nghiệp vụ Kiểm soát chi, cán bộ chuyên trách về Tin học để hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sử dụng DVCTT theo hướng “Cầm tay, chỉ việc” bằng các tài liệu, Video clip hướng dẫn; đàm thoại trực tuyến…Nhờ vậy, mọi khó khăn, vướng mắc của các đơn vị khi triển khai DVCTT đã được nhanh chóng giải quyết và tháo gỡ. Ngoài ra, KBNN Nam Định cũng thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời các văn bản chỉ đạo, thông báo, hướng dẫn của Chính phủ, bộ, ngành trên Cổng thông tin điện tử và Trang thông tin dịch vụ công KBNN, cũng như tích cực tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài địa phương. Song hành với triển khai DVCTT cấp độ 4, KBNN Nam Định cũng tiếp tục duy trì đảm bảo hệ thống thanh toán được thông suốt, an toàn, hiệu quả.
Đồng chí Vũ Duy Minh, Giám đốc KBNN Nam Định cho biết: “DVCTT thực sự đã phát huy vai trò là một kênh giao dịch điện tử hiện đại. Ngoài việc giúp đơn vị sử dụng NSNN không phải mất thời gian đi lại, DVCTT còn giúp hồ sơ, chứng từ được giải quyết nhanh chóng, đúng quy định theo phương châm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ” theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và UBND tỉnh. Bên cạnh đó, thông qua các thông báo trạng thái trên hệ thống DVCTT như: “KBNN từ chối tiếp nhận hồ sơ”; “KBNN đang xử lý hồ sơ” và “KBNN đã thanh toán hoặc từ chối thanh toán”, DVCTT đã góp phần tăng tính minh bạch trong việc kiểm soát hồ sơ, thanh toán của KBNN và qua đó các đơn vị sử dụng NSNN nắm bắt được tình trạng và kết quả xử lý hồ sơ thanh toán của đơn vị mình. Chính vì vậy, trong năm vừa qua, HĐND, UBND tỉnh đã đánh giá DVCTT của hệ thống KBNN nói chung và của KBNN Nam Định nói riêng đã mang lại lợi ích cho xã hội, đóng góp lớn trong tiến trình cải cách hành chính và hiện đại hóa ứng dụng các công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, năm 2020 cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng phải tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhờ có DVCTT, toàn bộ các hoạt động giao dịch giữa KBNN với các đơn vị sử dụng ngân sách diễn ra bình thường; đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí hành chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách so với phương thức thủ công. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ hồ sơ thanh toán gửi đến KBNN tỉnh đã được giải quyết kịp thời, không xảy ra chậm trễ và đều được kiểm soát, thanh toán đúng quy định. KBNN Nam Định đã thực hiện triệt để quy định và nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau”, kiểm soát thanh toán trong một ngày làm việc theo quy định. Qua quá trình tham gia, các đơn vị sử dụng ngân sách đánh giá cao và nhiệt tình hưởng ứng DVCTT. Đây cũng là động lực quan trọng để hướng tới duy trì, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ và phòng chống tham nhũng”.
Thời gian tới, trên cơ sở Nghị định số 11/2020 / NĐ-CP ngày 20-1-2020 của nhà nước pháp luật về thủ tục hành chính thuộc nghành KBNN, Quyết định số 230 / QĐ-BTC ngày 24-2-2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, KBNN Tỉnh Nam Định liên tục không cho đến tổng thể cán bộ, công chức chấp hành nghiêm Quy trình nhiệm vụ bảo vệ thời hạn giao dịch thanh toán theo đúng pháp luật so với từng khoản chi. Ngoài ra, KBNN Tỉnh Nam Định sẽ phối hợp kịp thời với những đơn vị chức năng sử dụng ngân sách trong việc thực thi tráng lệ những pháp luật về bảo mật thông tin thông tin trong thanh toán giao dịch điện tử tương quan đến hoạt động giải trí nhiệm vụ KBNN. Chấp hành nghiêm những pháp luật về việc so sánh, xác nhận số dư thông tin tài khoản của đơn vị chức năng với KBNN theo đúng lao lý tại Thông tư 18/2020 / TT-BTC ngày 31-3-2020 của Bộ Tài chính về hướng dẫn ĐK và sử dụng thông tin tài khoản tại KBNN. Tăng cường tuyên truyền, phổ cập kỹ năng và kiến thức pháp lý về nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động giải trí thanh toán giao dịch điện tử nhằm mục đích nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp lý cho cán bộ, công chức của đơn vị chức năng trong việc quản trị, sử dụng chữ ký số, chứng từ số, thông tin tài khoản trong thanh toán giao dịch tiêu tốn ngân sách. / .
Bài và ảnh: Đức Toàn
Source: https://hanoittfc.com.vn
Category: Dịch Vụ