Bạn nên làm những gì khi cứu người đột quỵ trên sân cỏ

Một sự việc thật hy hữu vừa xảy ra đêm qua tại trận đấu giữa Đan Mạch và Phần Lan ở Bảng B giải Euro 2020, một tiền vệ của đội bóng Đan Mạch tên là Eriksen dù không xảy ra va chạm với ai những lại bị ngã gục trên sân khi đang thi đấu. Sau đó tim đã ngừng đập. Tuy nhiên rất may mắn cho chàng này là có sự trờ giúp cấp cứu kịp thời của đồng đội và các Bác sỹ. Tuy sự việc này là rất hy hữu thế nhưng các cầu thủ và cả đội bóng cần nắm vững được kiến thức quan trọng để cấp cứu một đồng đội không may bị đột quỵ như vậy. Nào chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết.

Những lưu ý cần thiết khi cấp cứu người đột quỵ

Tại phút thứ 43 trước giơ nghỉ giải lao của trận đấu giữa Đan Mạch và Phần Lan ở Bảng B giải Euro 2020 cầu thủ Eriksen đã đột ngột ngã xuống sân bị đột quỵ và tim ngừng đập. Rất  may cho anh chàng này là được sơ cứu kịp thời trước khi chuyển đến bệnh viện.

Có thể khẳng định rằng, đột quỵ là bệnh mà khó có thể đoán trước. Dù bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ. Nhưng điều này thật hy hữu với các cầu thủ chuyên nghiệp bởi họ được khám sức khỏe thường xuyên và làm việc dưới áp lực cực lớn tiêu hao nhiều thể lực. Nhưng điều gì đến phải đến mà thôi. Việc xảy ra đột quỵ nếu như không được cấp cứu kịp thời thì chắc chắn người bệnh đó khó có thể qua khỏi.

Do vậy việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng sau đây chúng tôi giới thiệu các bước sơ cứu người bị bệnh đột quỵ nói chung và cầu thủ bóng đá bị  đột quỵ trên sân nói riêng.

Thứ nhất: gọi trợ giúp ngay nếu như phát hiện người bị đột quỵ. Tuy nhiên bạn cần theo dõi sức khỏe của người đột quỵ về trạng thái, những thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh.

Sau đó bạn quan sát xem người bị đột quỵ có biểu hiện suy giảm ý thức hay không hay các triệu trứng như nôn hay nuốt lưỡi cần để bệnh nhận nằm nghiêng an toàn cho tính mạng. Bởi đây là tư thế hồi sức cấp cứu để bảo vệ đường thở của bệnh nhân. Nếu để bệnh nhân nằm ngửa thì lưỡi sẽ bị tụt xuống gây cản trở cho đường thở của bệnh nhân. Vì vậy lựa chọn nằm nghiêng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất khi người bị đột quỵ.

Bên cạnh đó nếu như bị nôn mà nằm ngửa thì rất có thể bệnh nhân sẽ hít phải các chất vừa nôn ra vào phổi và việc này cũng gây tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp và rất nguy hiểm. Lúc này nằm nghiêm thì khi đó nôn sẽ dễ dàng thoát ra ngoài.

Để cho bệnh nhân tư thế nằm nghiêng an toàn nhất bạn hãy làm như sau:

Bạn hãy quỳ xuống một bên của nạn nhân, sửa tay của bệnh nhân phía bạn vuông góc.

Sau dó kéo tay bên kia của bệnh nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài.

Kéo chân co lên cùng chiều tay áp má lên và hạ xuống đất để  quay người nạn nhan nằm nghiêng về phía bạn thì đó tư thế hồi sức cấp cứu thành công.

Sau đó đợi bác sỹ đến cấp cứu những thao tác cần thiết.

Nhưng việc không nên làm khi phát hiện nạn nhân đột quỵ

Không để bệnh nhân nằm ngửa mà nên duy trì bệnh nhân nằm nghiêng hồi sức cấp cứu;

Không tự ý sơ cứu bệnh nhân đột quỵ tại chỗ như không được cho sử dụng thuốc, hay ăn uống bất cứ thứ gì, không cạo gió hay chích chảy máu 10 đầu ngón tay bởi không có căn cứ khoa học làm điều đó.

Hãy nhanh chóng gọi bác sỹ và để đưa bệnh nhân đến bệnh viện sơ cấp cứu kịp thời.

Những nguyên nhân có thể gây đột quỵ

Có rất nhiều nguyên nhân gây đột quỵ, trong đó có mấy nguyên nhân chính như sau:

Huyết áp cao: Đây là nguyên nhân đầu tiên gây nên đọt quỵ. Bởi huyết áp tăng làm tăng áp lực của máu lên thành động mạch, làm tăng nguy cơ vỡ mạch mãu não. Do đó cần điều trị sớm huyết áp cao để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây nên đột quỵ. Bởi Nicotine trong thuốc là làm tăng huyết áp. Bên cạnh đó khói thuốc cũng làm cho thành mạch máu dày lên do tích tụ quá nhiều cholesterol dẫn đến xơ vữa động mạch và gây đột quỵ.

Bệnh tim mạch: chắc chắn rồi nếu bị bệnh tim mạch thì bạn dễ bị đột quỵ

Đái tháo đường cũng là loại bệnh mà gây nên đột quỵ ở chúng ta. Bởi những người đái tháo đường thường đi cùng với tăng huyết áp và bệnh béo phì. Tai biến đột quỵ trong đái tháo đường là rất nguy hiểm và thường rất nặng.

Thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây đột quỵ. Để loại bỏ nguy cơ này bạn tăng cường tập luyện thể dục nhé.

Tuối tác cũng là nguyên nhân gây đột quỵ. Từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ

Giới tính: Nam giới thường đột quỵ cao hơn nữ giới

Như vậy bạn đã biết được cách cứu người bị đột quỵ cũng như tìm hiểu một số nguyên nhân gây đột quỵ hiện nay. Bạn hãy tham khảo để thực hiện khi cần nhé.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: hanoittfc.com.vn