36 phố phường Hà Nội

Share | 
 

 36 phố phường Hà Nội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi :

5580

Registration date :

Bạn đang đọc: 36 phố phường Hà Nội

01/04/2011
558001 / 04/2011
36 phố phường Hà Nội Empty

Bài gửiTiêu đề: 36 phố phường Hà Nội   36 phố phường Hà Nội I_icon13Thu 19 Aug 2021, 09:01Tiêu đề : 36 phố phường Hà NộiThu 19 Aug 2021, 09 : 01

TỔNG QUAN 36 PHỐ CỔ HÀ NỘI

“Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà
Quanh đi đến phố hàng Da
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.”

Bài thơ phía trên muốn nhắc đến một địa điểm vô cùng nổi tiếng tại mảnh đất kinh kì mà hầu như ai ai cũng đều biết đến. Đó chính là khu vực 36 phố phường Hà Nội sầm uất, nhộn nhịp một thời, là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về đất và con người thủ đô.

36 phố phường Hà Nội Hze_ni10

36 phố phường cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về đất và con người cố đô

36 phố phường Hà Nội là khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất hình thành từ thời Lý – Trần. Đặc trưng nhất của khu phố cổ là các phố làng nghề và những ngôi nhà cổ, mang đậm nét kiến trúc Việt Nam truyền thống. Ngày xưa, những người thợ thợ thủ công từ khắp các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về đây buôn bán, họ chia theo từng khu vực và tập trung chuyên bán các mặt hàng chính của làng nghề mình.

Và tên của các dãy phố phường nơi đây được đặt theo tên của sản phẩm buôn bán chính tại đó, cộng thêm chữ “Hàng” phía trước. Ví dụ như phố Hàng Bông vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm; phố Hàng Gà là nơi tập trung các cửa hàng bán các loại gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…. Thuở ấy, các thương nhân từ nhiều nước có thể vào thẳng khu vực này để buôn bán, tạo ra một không khí rất đông vui, náo nhiệt. Nếu ai đã có dịp xem qua bộ phim Long thành cầm giả ca thì hẳn có thể mường tượng ra không khí cổ kính của kinh thành Thăng Long ngày trước.

36 phố phường Hà Nội Hze_ni11

Khung cảnh nhộn nhịp của 36 phố phường ngày xưa

Có nhiều tư liệu cho rằng Hà Nội 36 phố phường là thông tin chưa chính xác, vì điều đó hoàn toàn không được đề cập trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời Lê và đã phát triển lên hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” vào cuối thế kỷ 19. Trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật viết về khu vực này, nếu cộng tất cả các con phố trong bài viết thì số lượng vẫn trên 36. Nhưng tại sao lại có tên gọi Hà Nội 36 phố phường?

Để giải thích cho câu hỏi này phải nhắc đến tác phẩm nổi tiếng Hà Nội băm sáu phố phường của nhà văn Thạch Lam. Cuốn sách 70 trang này được giới chuyên môn đánh giá là một cuốn bút ký dành riêng đặc tả vẻ đẹp Hà Nội. Bằng lối văn nhẹ nhàng, tươi sáng, pha chút dí dỏm, Thạch Lam đã đưa người đọc lang thang trong một Hà Nội thanh lịch, vừa hiện đại vừa cổ kính, vừa sang trọng vừa dân dã.

Tác phẩm này này đã khắc sâu vào tâm thức người đọc về vẻ đẹp của một Hà Nội rất riêng biệt mà hầu như các tác phẩm viết về Hà Nội trước đó khó có thể so sánh được. Hẳn là vì thế, nên dù 36 phố phường Hà Nội có thật hay không thì người ta cũng đã quen cách gọi như vậy thông qua tựa đề của tác phẩm này.

36 phố phường Hà Nội Hze_ni12

Tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả về một hình ảnh Hà Nội duyên dáng và thanh lịch

Phố cổ có lối kiến trúc nhà ống, mái ngói nghiêng cùng mặt tiền là các cửa hiệu chuyên để kinh doanh buôn bán, được xây dựng chủ yếu từ những thế kỉ 18,19. Những ngôi nhà thoạt nhìn có vẻ lụp xụp nhỏ bé, nhưng người dân bày trí rất khéo léo và hợp lý, có thể phục vụ đầy đủ vật chất cho một ngôi nhà đúng chuẩn.

36 phố phường Hà Nội Hze_ni13

Phố cổ được xây dựng chủ yếu từ những thế kỉ 18, 19

Trải qua nhiều năm tháng cùng với những biến động trong từng giai đoạn lịch sử, phố phường Hà Nội hiện tại đã có nhiều thay đổi khác xưa. Hầu hết các tên phố xưa đã được thay bằng tên khác, số lượng cũng có chút đổi khác. Tuy nhiên vẫn còn một số con phố vẫn giữ nguyên tên cũ như một cách gợi nhắc về quá khứ một thời vẻ vang của 36 phố phường Hà Nội xưa.

36 phố phường Hà Nội Hze_ni14

Phố Hàng Mã hiện tại đang kinh doanh các mặt hàng đèn lồng rất bắt mắt

Ngày nay, đa phần các con phố đã đổi mặt hàng buôn bán, không còn sản xuất những mặt hàng theo tên gọi như khi xưa nữa. Như phố Hàng Khoai không bán khoai nữa mà thay bằng bán bát đĩa, phố Hàng Gà thì in thiệp cưới, phố Hàng Đường thì nổi tiếng với mặt hàng Ô Mai – món ăn đặc sản Hà Nội,…

36 phố phường Hà Nội Hze_ni15

Phố Hàng Đường có mặt hàng kinh doanh chính là ô mai

Dù thế, một số ít con phố nơi đây vẫn duy trì việc kinh doanh các mặt hàng như ngày trước. Chẳng hạn, phố Hàng Chiếu vẫn còn bán mặt hàng chiếu với sự đa dạng mẫu mã, Hàng Thiếc vẫn bán các mặt hàng liên quan đến thiếc,… nhưng tỉ lệ số tên phố bán mặt hàng theo tên như xưa còn lại rất ít.

36 phố phường Hà Nội Hze_ni16

Phố Hàng Chiếu vẫn còn bán mặt hàng chiếu với sự đa dạng mẫu mã như thuở xưa

36 phố phường trong khu phố cổ Hà Nội không chỉ là nơi lưu giữ những dấu tích văn hóa xa xưa của mảnh đất kinh kì huyền thoại mà nó còn trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến Hà Nội. Một nét đẹp, nét đặc trưng riêng biệt gây cuốn hút biết bao du khách, là niềm tự hào không chỉ của riêng con người thủ đô mà còn cho tất cả người dân nước Việt.

(Theo vyctravel)

Về Đầu Trang 
Trà Mi

Tổng số bài gửi

:

5580
Registration date : 01/04/2011
558001 / 04/2011

Tiêu đề: Re: 36 phố phường Hà Nội   Thu 02 Sep 2021, 11:22Tiêu đề : Re : 36 phố phường Hà NộiThu 02 Sep 2021, 11 : 22
PHỐ HÀNG ĐÀO Ở HÀ NỘI

“Hà Nội 36 phố phường” – nghe qua ai người Việt Nam cũng thấy một sự thân quen, đặc biệt với người dân Hà Nội, đó là một cụm từ “máu thịt”…. Với Thạch Lam – nhà văn yêu Hà Nội cháy bỏng, Hà Nội 36 phố phường được thổi hồn thành một tập sách chứa đựng những nét đẹp tinh túy của một chốn Hà thành phồn hoa, đầy chất thơ, lãng mạn và kiều diễm.

36 phố phường Hà Nội Ha_noi10

“Hà Nội 36 phố phường” – nghe qua ai người Việt Nam cũng thấy một sự thân quen, đặc biệt với người dân Hà Nội

Tác giả đã mở đầu cuốn sách về phố thị lịch duyệt đó:  “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu… Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến”. Hà Nội phải sánh ngang với Paris, London, Thượng Hải.

“Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. “Những biển hàng” trong Hà Nội của Thạch Lam là các phố nghề sản phẩm truyền thống: Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc…. Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo… Trong đó phố Hàng Đào được xem là cổ kính và thơ mộng nhất khu phố cổ Hà Nội.

36 phố phường Hà Nội Pho_ha10

Phố Hàng Đào được xem là cổ kính và thơ mộng nhất khu phố cổ Hà Nội

Phố Hàng Đào Hà Nội nằm theo hướng Bắc – Nam, dài gần 300m. Đầu phía Nam của phố là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sát hồ Hoàn Kiếm, đầu phía Bắc giáp phố Hàng Ngang. Phố Hàng Đào có từ trước thời Pháp thuộc, người Pháp gọi là “Rue de la Soie” (con đường Tơ Lụa), đây cũng là một cách chơi chữ. Năm 1945 đổi lại tên là phố Hàng Đào cho đến nay.

36 phố phường Hà Nội Pho_ha11

Phố Hàng Đào Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc, người Pháp gọi là “Rue de la Soie” (con đường Tơ Lụa), đây cũng là một cách chơi chữ

Ngược dòng lịch sử, phố Hàng Đào Hà Nội đã được hình thành khoảng 400 năm trước, dọc trên con đê gần Hồ Gươm. Theo sách tư liệu cổ, phường Đại Lợi tập trung người làng Đan Loan chuyên nghề nhuộm tơ lụa có từ thời Trần – Hồ, qua thời hậu Lê thì đã sầm uất (theo Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi). Thế kỷ 15, 16 người dân ở nhiều nơi, đặc biệt từ Đan Loan, Hải Dương tới Hà Nội đã lập nên phường Đại Lợi chuyên nghề nhuộm tơ lụa, phố Hàng Đào trở thành trung tâm tơ lụa sầm uất của kinh thành Thăng Long.

Trong Dư Địa Chí từ thế kỷ 15, Nguyễn Trãi viết: “Phường Hàng Đào nhuộm điều” nghĩa là dân phường này, ở thời đó, đã có nghề nhuộm và chuyên về nhuộm màu đỏ, màu hồng sen. Tới thế kỷ 18, phố này nhận nhuộm thêm nhiều màu khác, còn nhận cả “chuội” tơ lụa cho trắng nõn nà. Sách Thượng kinh phong vật chí: “Phường Hàng Đào làm nghề nhuộm màu. Màu trắng trắng như tuyết. Màu đỏ đỏ như tiết. Màu đen như nhuộm mực… Màu vàng là màu chính. Màu tạp thì có màu huyền, thiên thnh, hoa đào, cánh chả, quan lục, không màu nào giống màu nào…”.

36 phố phường Hà Nội Pho_ha12

Phần lớn các cửa hiệu phố Hàng Đào từ thế kỷ 19 chủ yếu bán lẻ lụa, vải và do phụ nữ cai quản

Khoảng nửa thế kỷ trở lại, phần lớn nghề nhuộm chuyển sang khu Cầu Gỗ, phố Hàng Đào Hà Nội trở thành phố chuyên bán các loại hàng tấm, tơ lụa, lượt, là, đũi, sa…. Là “con đường tơ lụa” thu nhỏ của Hà thành.

Thực ra, ngày trước phố Hàng Đào Hà Nội nguyên là phần đất của hai phường Đồng Lạc (phía giáp Hàng Ngang) và Đại Lợi (phía giáp Bờ Hồ). Phần lớn các cửa hiệu phố Hàng Đào từ thế kỷ 19 chủ yếu bán lẻ lụa, vải và do phụ nữ cai quản. Tới đầu thế kỷ 20, một số người Ấn Độ tới mở hiệu bán các thứ vải vóc len dạ nhập từ phương Tây sau đó mọc lên vô số hiệu tạp hóa, vàng bạc, làm mũ… nhưng chủ yếu Hàng Đào vẫn là phố tơ lụa. Ngày nay di tích của hai phường cũ đó là những đình miếu còn sót lại: miếu Đồng Lạc số nhà 31; đình Đồng Lạc ở số nhà 38; đền Đại Lợi còn có tên là đền Bạch Bố (vải trắng) ở nhà số 47; đền thờ thần Bạch Mã. Bên cạnh đó, phố Hàng Đào Hà Nội còn có một ngôi nhà đáng lưu ý: nhà số 10. Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1907 là chính trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

36 phố phường Hà Nội Pho_ha13

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ngày nay

Cách nay khoảng 20 năm, toàn bộ đường ray tàu điện Hà Nội xưa bị phá hết, nhường chỗ cho các tuyến xe bus. Số lượng các cửa hiệu quần áo, vải lụa, đồ vàng bạc, thủ công mỹ nghệ ngày càng đông đúc. Các hộ dân còn mở nhiều dịch vụ homestay cho du khách. Hiện nay tuyến đường chính qua phố Hàng Đào Hà Nội đã trở thành một chiều.

Lân cận đó là chợ Đồng Xuân – một ngôi chợ lâu đời nổi tiếng của Hà Nội…. Đặc biệt, tuyến phố cổ đêm này còn là cung đường phục vụ ẩm thực phong phú với các món đặc sản Hà Nội: bánh đúc thịt bằm, bún ngan, bún riêu cua bắp bò, nộm su hào, sấu ngâm, ô mai,… níu chân du khách buổi dạo đêm giữa mùa hoa sữa…

Trải qua bao thế kỷ, phố Hàng Đào Hà Nội vẫn được xem một trong những hàng buôn bán tấp nập bậc nhất. Ngày nay cũng có ít nhiều thay đổi, nhưng Hàng Đào vẫn là linh hồn của “Hà Nội 36 phố phường”.

(Theo vyctravel)

 
  36 phố phường Hà Nội    

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:

Bạn không có quyền trả lời bài viết

daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Văn Hoá -
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Văn Hoá